Vấn đề tập thể dục để nâng cao thể lực và sức bền.

Những nghiên cứu khoa học cho thấy, con người khi ít vận động thể lực thì có nguy cơ dẫn đến tử vong, nguyên nhân này xếp thứ 4 toàn cầu các lý do khiến con người tử vong. Số lượng người chết vì có liên quan đến yếu tố thể lực chiểm khoảng 6% ca tử vong mỗi năm. Một số liệu khác cũng khá thú vị đó là những người có hoạt động thể lực thì tuổi thọ tăng lên 9 năm.



Rất nhiều người bị mắc các bệnh mãn tính như huyết áp, tiểu đương, béo phì, loãng xương hoặc một số bênh tương tự luôn được các bác sĩ chuyên khoa nhắc nhở về thói quen tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên, chỉ một số ít bệnh nhân tập thể dục đủ 30 phút mỗi ngày, còn lại chỉ tập cho có từ 10 đến 15 phút hoặc không tập. Đặc biệt ở Việt Nam chúng ta, phần đông mọi người rất ít tập thể dục vì các lý do khác nhau.




Hoạt động thể lực càng nhiều thì nguy cơ bị các bệnh về tim mạch càng thấp. Đây là kết quả của một loạt các khảo sát trên toàn thế giới. 

Tập thể dục để nâng cao thể lực là tập đúng cách và đúng cường độ, không nên tập quá sức. Đặc biệt với người bệnh thì phải tập vừa sức, sau đó nâng dần cường độ và thời gian để cơ thể kịp thích nghi. Quan trọng là phải tập đều đặn và đúng kỹ thuật để phát huy hết hiệu quả. Khi tập luyện thể lực, cần theo dõi các biểu hiện để biết bản thân tập có đúng không như mệt, thở dốc, hay đổ mồ hôi, nếu có điều kiện sử dụng thêm đồng hồ đo nhịp tim.

Trên thế giời hiện nay, y học và sức khỏe đã phát triển lên tầm cao mới và đã kết luận rằng có 2 loại vận động thể lực tốt cho người bệnh để rèn luyện.

Loại thứ nhất là các bài tập sử dụng oxy, hay gọi với tên aerobic: nhiều người nghĩ rằng aerobic là tên môn thể dục thẩm mỹ, tuy nhiên trong khoa học nó còn gồm các môn thể thao như đi bộ, chạy bền, bơi, đạp xe... đây là những môn thể thao giúp bạn duy trì và nâng cao nhịp thở, có tác dụng trong các bệnh hô hấp, tim mạch hay tuần hoàn não.




Dạng thứ hai là các bài tập sử dụng sức mạnh của cơ thể và sự nhanh nhẹn, tên gọi anaerobic: dạng này bao gồm các môn dùng sức mạnh như tập tạ, hít xà đơn, nhảy bậc thang, leo núi... giúp phát triển cơ xương khớp chắc khỏe, cân bằng thể trọng và giúp ổn định các chuyển hóa của cơ thể như máu, đường, axit uric... Ngoài ra, khi vận động theo dạng này còn giúp tái tạo các chất BDNF là một loại protein giúp tạo ra các tế bào não mới, thúc đẩy nơ ron thần kinh, nâng cao sức khỏe tâm thần, phù hợp với những người bị các bện về trí óc (trầm cảm, stress, hay lo lắng...).

Ở Việt Nam chúng ta, ngoài các vận động viên chuyên nghiệp cho từng môn thì phần đông người dân tập thể dục hoặc chỉ để thỏa mãn đam mê, hoặc chỉ tập để duy trì sức khỏe với cường độ tập nhẹ như đi bộ, tập dưỡng sinh... mà chưa nâng cường độ lên thành aerobic hoặc anaerobic. Việc nâng cao lên bài tập này vừa giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh, làm giảm bớt các chứng bệnh trong cơ thể mà còn giúp chúng ta có được một trạng thái tinh thần minh mẫn cũng như một nền tảng thể lực bền bỉ. Khi gặp những trường hợp cụ thể trong cuộc sống thì 2 yếu tố này sẽ giúp chúng ta đối phó và đưa ra những xử lý kịp thời, giúp ích cho bản thân cũng như gia đình.

Khi các bạn thực hiện các bài tập theo 2 dạng trên, nên lưu ý theo dõi nhịp tim của bạn. Chúng ta cần giữ nhịp tim trong ngưỡng an toàn, theo thời gian khi cơ thể đã quen thì nâng dần cường độ. Đối với người trẻ, tim có thể co bóp đến 200 nhịp/phút để cung cấp máu đủ cho chúng ta vận động. Tuy nhiên, càng lớn tuổi thì tim không hoạt động mạnh được. Mọi người nên lưu ý vấn đề này để đảm bảo an toàn trong khi tập luyện.

Hy vọng với những phân tích trên đây, mọi người sẽ có ý thức và hứng thú hơn với việc nâng cao thể lực, sức bền với các bài tập hàng ngày. Từ đó có sức khỏe tốt hơn để làm viêc, vui chơi bên gia đình.

 
Xôi chiên Sài Gòn - xoichien.com - 94 Phung Van Cung, Ward 7, Phu Nhuan District - Ho Chi Minh City - 700000 - Viet Nam - 0906.505.766