Bệnh đau nhức xương khớp ở người cao tuổi!

Khi nhắc tới sức khỏe người già, đa phần mọi người thường nghĩ ngay đến các vấn đề như đau lưng, đau chân tay... là những bệnh liên quan đến xương khớp hơn là những bệnh lý khác như tim mạch, huyết áp hay tiểu đường. Có thể thấy các chứng bệnh liên quan đến xương khớp đã trở nên phổ biến, quen thuộc và ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người chúng ta qua nhiều thế hệ. Vậy tại sao người già lại hay gặp phải các bệnh xương khớp hơn những đối tượng khác, và có cách nào để phòng tránh hoặc giảm bớt những cơn đau này không?


Những nguyên nhân đau nhức xương khớp ở người cao tuổi

Khi đến tuổi già, sau nhiều năm vận động nên các khớp đều có sự thay đổi về chức năng cũng như cấu tạo, khiên cho khớp bị khô, các dây chằng trở nên kém dẻo dai, không chịu được lực căng khi vận động, sụn bị đục màu. mỏng manh, xuất hiện nhiều vết nứt khiến vận động có cảm giác đau. Ngoài ra quá trình sản sinh tế bào xương diễn ra chậm hơn quá trình phân hủy, dẫn đến xương bị loãng, xốp và dễ gãy. Một số bệnh xương khớp thường gặp ở người cao tuổi như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa đốt sống lưng, loãng xương... 


Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến người cao tuổi có khả năng mắc các bệnh về xương khớp là do tiền sử bị chấn thương khi còn trẻ, hoặc những người béo phì hay thừa cân cũng dễ mắc bệnh. Một yếu tố cũng góp phần gây bệnh mặc dù chiếm tỉ lệ rất ít đó chính là do di truyền, mật độ tế bào xương được chuyển từ đời này sang đời khác. Một đối tượng cũng dễ bị bệnh xương khớp là những người lao động chân tay, khuân vác nặng nhọc cũng khiến về già dễ mắc bện hơn.

Những triệu chứng cần biết để phát hiện bệnh sớm

Mỗi người chúng ta cần phân biệt 2 loại triệu chứng cơ bản: 
  • Đầu tiên là những triệu chứng đau nhức xương khớp do làm việc quá sức dẫn đến mệt mỏi hoặc những va chạm. Những triệu chứng này sẽ tự lành sau một vài ngày, nếu không có gì tác động sẽ không bị đau lại. 
  • Loại thứ hai là những triệu chứng lặp đi lặp lại nhiều lần, lần sau nặng hơn lần trước và kéo dài hơn. Nếu biểu hiện vừa phải thì có thể mắc phải các bệnh xương khớp, nếu nặng thì đã ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng của khớp.
 Một số triệu chứng hay gặp của dạng thứ hai thường gặp như sau:
  • Khớp bị sưng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, hoặc trường hợp không cử động tay chân sau một khoảng thời gian dài nhất định.
  • Khi thời tiết thay đối, xuất hiện nhứng cơn đau đột ngột ở các khớp. Lúc đầu thì đau âm ỉ, dai dẳng càng về sau càng đau hơn và đặc biệt là khi cử động.
Ngoài ra, bệnh xương khớp còn nhiều triệu chứng khác nhưng cũng không phổ biến lắm. Mọi người cần biết rõ những triệu chứng ở trên để để phòng bệnh xương khớp.


Phòng bệnh xương khớp cho người lớn tuổi như thế nào???

Người già như chuối chín cây. Do đó, chỉ cần có một yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng có thể khiến toàn bộ cơ thể bị ảnh hưởng, dẫn tới những hậu quả khó lường thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. 



Bệnh xương khớp không nguy hiểm đến tính mạng, triệu chứng của bệnh chỉ là đau nhức ê ẩm trong thời gian dài, ảnh hưởng tới giấc ngủ cũng như các vận động sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, khi không được vận động thoải mái (như ngồi hoặc nằm một chỗ) sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Do đó, phòng ngừa từ xa bệnh xương khớp là một việc rất có ý nghĩa đối với người cao tuổi, không chỉ đem lại sức khỏe mà còn là niềm vui trong cuộc sống lúc về già.

Phòng tránh bệnh xương khớp cũng không phải là nan giải hay khó thực hiện. Người bệnh chỉ cần kiên trì thực hiện những biện pháp sau đây và những chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời khi có dấu hiệu thuyên giảm không được có tâm lý chủ quan và ngừng điều trị.
  • Khám sức khỏe định kỳ (tốt nhất là 3 tháng/1 lần), hoặc ngay khi nhận thấy các triệu chứng về xương khớp, người bệnh nên tới các trung tâm y tế sớm nhất có thể để được khám và chẩn đoán bệnh.
  • Khi đã bị bệnh xương khớp thì những cơn đau sẽ nặng hơn khi trời lạnh. Do đó, cần phải giữ ấm cơ thể cho người cao tuổi, đặc biệt các khớp tay, chân, đầu gối (những vị trí phải làm việc hàng ngày). Khi khớp có dấu hiệu bị tê cứng, cần làm nóng ngay vị trí đó bằng cách thoa dầu và xoa bóp. Khi xoa bóp sẽ làm các mạch máu giãn ra, máu dễ dàng lưu thông đến nuôi các khớp giúp chữa đau xương khớp hiệu quả.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: duy trì cân nặng phù hợp với thể trạng cơ thể, tránh bị béo phì. Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất tốt cho xương khớp nhu omega 3, acid béo, các loại rau xanh, trái cây nhiều vitamin C.
  • Chế độ tập luyện khoa học: hàng ngày cần tập thể dục đều đặn, vận động làm ấm các khớp xương đang bị đau. Tuy nhiên không được vận động quá mạnh. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các loại thuốc giảm đau cơ xương khớp, nhưng phải có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 

 
Xôi chiên Sài Gòn - xoichien.com - 94 Phung Van Cung, Ward 7, Phu Nhuan District - Ho Chi Minh City - 700000 - Viet Nam - 0906.505.766