Đối phó với bệnh kiết lị khi mùa hè đến!

Mỗi khi hè về với thời tiết nóng bức, độ ẩm thấp là thời cơ thuận lợi để các bệnh tiêu hóa phát triển, một trong số đó là bệnh kiết lỵ. Có nhiều bài thuốc Đông Y rất hiệu quả để chữa lành căn bệnh này.

Theo các nghiên cứu khoa học, nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ là do một số loại vi khuẩn gây nên như khuẩn Amip hoặc Shigela. Phương thức gây bệnh phổ biến nhất là theo đường thức ăn hay nước uống (ruồi hay một số côn trùng khác có khả năng mang mầm bệnh), vệ sinh cá nhân không tốt (rửa tay không sạch) cũng có thể lây truyền bệnh.



Về y học cổ truyền thì nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ có thể do những nguyên nhân sau:

  • Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn thức ăn hay nước uống chứa nhiều nhiệt và thấp khí, ăn uống không điều độ, đúng giờ giấc, lúc quá no, lúc quá đói, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dẫn đến lâu ngày mắc bệnh.
  • Do thời tiết quá nóng, độ ẩm cao làm cho lục phủ ngũ tạng không dung hòa, dẫn đến thương tổn nên mắc bệnh.
  • Ăn uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh, khi thức ăn vào dạ dày và ruột làm cho các mạch máu co thắt không ổn định gây đau bụng, tiêu chảy...
Bệnh kiết lỵ thường có những biểu hiện thường gặp như sau:
  • Đau bụng phải, dọc theo sườn chỗ đại tràng, đi vệ sinh nhiều lần (5-10), có lần được có lần không. Phân bị lỏng có dính máu và một số chất khác, có mùi tanh.
  • Bệnh gây sốt nhẹ hoặc sốt cao nếu do Khuẩn Sigella gây ra.
Một số bài thuốc sử dụng cho người bệnh kiết lị khi đi cầu ra máu
  • Rau sam 0,2kg, rửa dưới vòi nước chảy, giã kỹ lấy nước, sau đó đun sôi và trộn với mật ong. Uống với nước cơm trước khi ăn, hoặc khi đói bụng.
  • Sử dụng hoa dâm bụt, phơi khô nghiền nát thành bột mịn. Pha nước ấm uống tầm 15g khi đói bụng, mỗi ngày 2 cữ.
Đối với người bệnh đi cầu ra mủ:
  • Hạt ngò thơm, giã nhỏ thành bột, trộn với đường phèn uống 3 lần một ngày khoảng 12gram một lần.
  • Sử dụng củ cải trắng, ép để lấy nước, nấu chín hòa với đường. Uống trước bữa ăn hoặc lúc đói, cũng 3 lần một ngày.
Trường hợp người bệnh đi cầu ra máu lẫn mủ:
  • Lá mơ lông (hay ăn thịt chó) tầm khoảng 50g, xắt nhỏ, đập lòng đỏ trứng gà vào, bọc trong lá chuối, nướng mọi. Ăn lúc đói.
  • Rễ và hoa cây mã để (cây gì ấy nhỉ). Nấu với nước 750ml chia thành 2 lần.


Ngoài ra, để tăng phần hiệu quả điều trị bệnh kiết lị, cần kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý:

 - Không nên ăn hải sản như cua, tôm, cá, mực... hoặc thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, hoặc ớt gây cay, nóng trong người. Hạn chế ăn uống đồ lạnh như kem, nước đá... Giảm protein trong bữa ăn (có trong sữa, thịt hay trứng).

 - Sử dụng thức ăn có vị đắng như rau đắng, rau má, mướp đắng... có tác dụng làm mát cơ thể, giải nhiệt, giải độc... Tuy nhiên đừng lạm dụng vì có thể gây cảm giác mắc ói, đau bụng và đi cầu lỏng.

 - Nên ăn thức ăn dễ tiêu, nấu loãng, không chứa chất kích thích như gạo lứt, gạo tẻ, nếp, hạt sen...... Thực phẩm nên nấu dạng canh súp, không chiên xào nhiều dầu mỡ. 

 - Có thể kết hợp uống các dung dịch bổ sung như nước oresol, muối đường...

Cách phòng ngừa bệnh kiết lỵ hiệu quả

Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn. Ăn chín uống sôi. Rửa tay thật kỹ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đánh răng thường xuyên.

Hạn chế ăn rau sống, nếu ăn phải rửa sạch, ngâm muối. Thức ăn phải nấu kỹ, bảo quản đúng cách tránh để ruồi, kiến tiếp xúc thức ăn.

Sử dụng các thức ăn tươi, sạch tránh dùng thức ăn lâu ngày có dấu hiệu héo, thối hay hư hỏng. Các thực phẩm đóng gói sẵn phải có nguồn gốc rõ ràng, hạn sử dụng. Không nên trữ đồ ăn trong tủ lạnh cho cả tuần, tốt nhất 2 ngày đi chợ một lần. 

Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, điều độ, đúng giờ giấc, nên chia làm nhiều bữa ăn, không nên nhịn đói, không nên ăn quá no. Uống nhiều nước.

Bài viết này được thực hiện bởi datnhang.




 
Xôi chiên Sài Gòn - xoichien.com - 94 Phung Van Cung, Ward 7, Phu Nhuan District - Ho Chi Minh City - 700000 - Viet Nam - 0906.505.766