Uống thuốc sắc như thế nào cho đúng???

Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam chúng ta có thói quen chữa bệnh bằng cách sắc thuốc, tức là sử dụng các loại cây cỏ thảo dược phơi khô, sau đó nấu lấy nước để uống. Nhiều trường hợp đã chứng minh được rằng, uống thuốc sắc vừa nhanh khỏi bệnh vừa ít để lại những tác dụng phụ như thuốc bột hay thuốc viên, và có nhiều chứng bệnh chỉ có thuốc sắc mới trị được.



Thuốc sắc sau khi đun lấy nước thường có vị rất đắng, có tác dụng chỉ sau khoảng 30 phút. Thuốc được dùng trong nhiều trường hợp bệnh mới bị mắc phải hoặc các bệnh cấp tính lây từ người này sáng người khác. Nhiều người mắc bệnh thường sử dụng thuốc sắc để chữa nhưng chỉ biết đun thuốc sôi và lấy nước mà không hiểu rõ các quy trình và cách pha chế. Vậy uống thuốc sắc như thế nào cho đúng cách, các bạn vui lòng theo dõi bài viết sau:

Đầu tiên và về sử dụng thang thuốc để sắc như thế nào. Để đảm bảo các lần uống trong ngày có nồng độ thuốc như nhau thì thang thuốc nên được gộp chung sắc một lần, sau đó chia nước đều cho số lần uống trong ngày. Tuyệt đối không chia thuốc ra từng phần rồi sắc riêng rẽ.





Thời điểm uống thuốc có thể tùy theo từng loại song nói chung nên uống vào lúc không no quá, cũng không đói quá. Uống thuốc lúc no thức ăn trong dạ dày sẽ hấp phụ thuốc, gây cản trở cơ học đối với thuốc, làm giảm sự tiếp xúc của thuốc với bề mặt niêm mạc tiêu hóa.

Dụng cụ sắc thuốc chỉ nên sắc bằng các dụng cụ bằng sành (đất nung), không được sử dụng các loại chất liệu khác.

Không được uống thuốc lúc quá đói hoặc quá no. Khi no thì thuốc sẽ tốn nhiều thời gian để đi vào ruột (nơi được hấp thu nhiều nhất), ngoài ra thuốc có thể kết hợp với thức ăn tạo thành nhiều chất không tốt cho cơ thể. Ngược lại, nếu uống lúc đói, thuốc sắc có thể gây tác hại với thành dạ dày, khiến cơ thể cồn cào khó chịu.

Các loại thuốc tả hạ khi uống dễ khiến người bệnh nôn ói, thuốc nên uống trước bữa ăn 1 tiếng hoặc 1 tiếng rưỡi đồng hộ, có thể uống trước khi đi ngủ nhưng sau bữa ăn một lúc để thức ăn tiêu bớt.

Để giúp thuốc có thể phát huy hết công dụng giải độc cơ thể, nên cần uống khi thuốc còn nóng (điểm khác biệt so với uống thuốc bột và thuốc viên). Một số thuốc có chức năng cụ thể như thanh nhiệt, giải nhiệt cơ thể thì nên uống lúc nguội.

Hạn chế sử dụng các loại thuốc đối lập và hạn chế tác dụng của thuốc. Khi uống thuốc thanh nhiệt, an thần thì tránh các thức ăn kích thích, cay nóng như thịt chó, tiêu ớt. Đối với thuốc trừ hàn thì không được ăn các loại thịt như cua ốc, ba ba, rau sống. Trường hợp thuốc thanh nhiệt giải độc nên hạn chế các loại đồ biển, lòng trắng trứng.

Thuốc giải cảm kiêng ăn các chất có vị chua, mặn vì thuốc có tác dụng phát tán mà vị chua mặn lại có tác dụng thu liễm. Uống thuốc bổ kiêng các chất lợi tiểu như cải bẹ. Thuốc kiện tỳ tiêu thực, kích thích tiêu hóa, bổ dạ dày kiêng ăn dầu mỡ. Trong dân gian thường kiêng đậu xanh và cải bẹ khi dùng thuốc vì hai thứ này được coi là “dã thuốc” do tác dụng lợi tiểu mạnh làm thuốc nhanh chóng bị thải trừ.

Một điều cần lưu ý là khi uống thuốc sắc, tuyệt đối không được uống sữa hoặc nước chè, hai thức uống này dễ tạo nên các phức hợp không tốt, ảnh hưởng đến cơ thể.

Hy vọng sau bài viết này các bạn sẽ chế biến và sử dụng thuốc sắc đúng cách để đạt hiệu quả cao nhất.  

 
Xôi chiên Sài Gòn - xoichien.com - 94 Phung Van Cung, Ward 7, Phu Nhuan District - Ho Chi Minh City - 700000 - Viet Nam - 0906.505.766